TỔNG ĐÀI: 
0968 591 772 - 0947 63 61 22

Khi nào cần dùng máy đầm thước

Xem nhanh

1. Máy đầm thước là gì?

2. Phân loại máy đầm thước

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy đầm thước

3.1. Cấu tạo

3.2. Nguyên lý hoạt động

4. Khi nào cần dùng máy đầm thước?

 

Đối với các chủ thầu và công nhân xây dựng, máy đầm thước là dòng máy không lạ gì với họ, nhưng với những người đang tìm hiểu về máy đầm thước để sử dụng đúng cách hoặc những người chuẩn bị mua máy đầm thước để dùng thì bài viết "Khi nào cần dùng máy đầm thước" Lạc Hồng chia sẻ dưới đây không nên bỏ qua.

1. Máy đầm thước là gì?

máy đầm thước

Máy đầm thước là dòng máy thi công nền móng thường dùng trong công đoạn thi công bê tông. Máy đầm thước hiện nay được phân phối trên thị trường với mẫu mã, chủng loại nguồn gốc rất đa dạng, đáp ứng được tất cả nhu cầu sử dụng của mọi công trình.

2. Phân loại máy đầm thước

Máy đầm thước được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Theo nguồn gốc gồm có: Máy đầm thước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Theo thương hiệu gồm có: Máy đầm thước Jeonil, Mitsubishi, Chiết giang, Conmec.

- Theo động cơ gồm có: Máy đầm thước động cơ xăng và máy đầm thước động cơ điện.

- Theo chiều dài thước đầm gồm có: Máy đầm thước 2m, 3m, 3.5m, 3.7m, 4m, 5m, 9m.....

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy đầm thước

3.1. Cấu tạo

Máy đầm thước gồm có 4 bộ phận chính:

máy đầm thước

  • Thước đầm là bộ phận của máy đầm thước trực tiếp tiếp xúc với bê tông, được làm từ khối kim loại hình chữ nhật với nhiều kích thước khác nhau, 2 đầu là 2 gối sắt.
  • Tay điều khiển là bộ phận người sử dụng dùng để điều khiển máy. Đối với một số máy, bộ phận tay cầm có nút ON/OFF, giúp người điều khiển bật, tắt máy dễ dàng, nhất là trong trường hợp khẩn cấp.
  • Động cơ máy đầm thước có thể là động cơ xăng hoặc động cơ điện.
  • Bộ phận gây chấn được thiết kế ở chính giữ thước đầm.

3.2. Nguyên lý hoạt động

Khi máy đầm thước được khởi động, động cơ hoạt động, sẽ làm quay khối lệch tâm trong bộ phận gây chấn, từ đó truyền lực giúp thước rung lên và kéo thước đầm.

==> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy đầm thước an toàn hiệu quả

4. Khi nào cần dùng máy đầm thước?

Trong công đoạn đổ bê tông, sau khi hỗn liệu được đổ vào khuôn, người công nhân xây dựng sử dụng máy đầm dùi, máy đầm bàn... để nén chặt bê tông. Nếu cứ để vậy, bề mặt bê tông sau khi đông cứng sẽ bị gồ ghề, trông rất xấu. Chính vì thế máy đầm thước ra đời với chức năng láng mịn, làm phẳng bê tông, giúp bê tông tăng độ bền, tránh rạn nứt và thẩm mỹ hơn.

máy đầm thước

So với phương pháp thủ công như trước đây, dùng máy đầm thước giúp tiết kiệm thời gian và tiết kiệm nguyên vật liệu cho chủ thầu.

Máy đầm thước được dùng để đầm khối bê tông có độ dày từ 15cm trở lên, phù hợp với các công trình bê tông làm đường, sảnh, sàn nhà, kho xưởng...công trình từ nhỏ đến lớn.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết "Khi nào cần dùng máy đầm thước" Lạc Hồng chia sẻ, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết!

Theo Minh Út

Ảnh Minh Út

Bạn có hài lòng với nội dung này không?
Hài lòng
Không hài lòng
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY XÂY DỰNG LẠC HỒNG
Miền Bắc: Số Km02, đường Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp, Thanh Trì, TP. Hà Nội
Miền Trung: Lô D đường số 2, KCN Hòa Cầm, P. Hoà Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Miền Nam: Số 250 quốc lộ 1A , phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP. HCM (đi tới số 248-250, giữa 2 nhà MÀU ĐỎ có lối vào, địa chỉ đầu tiên bên tay phải)
Văn Phòng: Số Km02, đường Phan Trọng Tuệ, Tam Hiệp, Thanh Trì, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0968 591 772 - 0947 63 61 22
Fax: 02473-0123-86
Email: cskh@lachonggroup.com.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Đăng ký email để nhận thông tin khuyến mãi mới nhất từ chúng tôi!
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN