- Dung tích trộn đa dạng, từ 250l đến 10 khối.
- Cấp liệu thủ công hoặc bằng máy xúc đào.
- Máy trộn của Lạc Hồng hiện đang sử dụng 3 cơ chế xả liệu là: lật đổ thùng (cối) trộn, quay thùng trộn ngược chiều quay ban đầu và xả liệu qua cửa xả ở đáy thùng.
Mỗi dòng máy trộn khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau, nhưng nhìn chung đều có các bộ phận chính sau:
- Thùng trộn: hay còn gọi là cối trộn, là bộ phận chứa và là không gian quá trình đảo trộn diễn ra. Bởi vậy, thùng trộn thường được làm từ thép tấm chất lượng cao, có khả năng chống mài mòn tốt.
- Hệ truyền động trộn: là hệ thống giúp truyền động lực từ động cơ đến thùng hoặc trục trộn.
- Động cơ: máy trộn bê tông sử dụng động cơ điện hoặc động cơ đốt trong (dầu diesel)
- Cánh trộn: được gắn trực tiếp vào thùng trộn hoặc trục trộn, tham gia vào quá trình đảo trộn phối liệu.
Hiện có các cách phân loại máy trộn chính sau:
- Máy trộn bê tông tự do: có cánh trộn gắn trực tiếp thùng trộn, đảo trộn phối liệu dựa vào guồng quay của thùng trộn, điển hình có máy trộn quả lê, máy trộn JZC, bồn trộn bê tông Việt Nam.
- Máy trộn bê tông cưỡng bức: có thùng trộn đặt cố định, cánh trộn gắn vào trục trộn, đảo phối liệu dựa vào guồng quay của trục trộn, điển hình có máy trộn tự hành, máy trộn cưỡng bức, máy trộn JS.
- Máy trộn bê tông loại nhỏ: là dòng máy trộn có dung tích trộn dưới 500l/mẻ.
- Máy trộn bê tông loại vừa: là các dòng máy trộn có dung tích từ 500l - 2 khối/mẻ.
- Máy trộn bê tông cỡ lớn: là dòng máy trộn có dung tích trộn lớn, từ 2m3/mẻ trở lên.
- Máy trộn bê tông chạy điện: là dòng máy trộn lắp động cơ điện 1 pha hoặc 3 pha để tạo động lực quay thùng trộn hoặc trục trộn.
- Máy trộn bê tông chạy dầu: là máy trộn lắp động cơ đầu nổ Diesel.
- Máy trộn bê tông Việt Nam: là những dòng máy trộn được sản xuất trong nước dựa vào điều kiện sử dụng và điều kiện địa lý đặc trưng của Việt Nam.
Tiêu biểu có thể kể đến máy trộn tự hành, một dòng máy trộn tự chế dựa trên xe công nông để phục vụ cho chính sách xây dựng đường nông thôn mới của nhà nước.
Ngoài ra, còn có máy trộn quả lê, máy trộn cưỡng bức và bồn trộn bê tông Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong xây dựng từ nhà ở đến các dự án lớn.
- Máy trộn bê tông nhập khẩu: là các dòng máy trộn được nhập khẩu từ nước ngoài, tiêu biểu là JZC, JS.
Để nắm được giá thành của máy trộn năm 2021, mời bạn tham khảo bàng sau:
Sản phẩm | Giá tham khảo (VNĐ) | Xem chi tiết |
Máy trộn bê tông 250l | 4.200.000 - 22.300.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 350l | 5.300.000 - 25.500.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 500l | 13.200.000 - 18.700.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 1 khối (6 bao) | 42.300.000 - 115.250.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 2 khối | 66.000.000 - 118.500.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 3 khối | 109.000.000 - 130.000.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 4 khối | 118.000.000 - 140.000.000 | Xem tại đây |
Máy trộn bê tông 6 khối | 155.000.000 - 180.500.000 | Xem tại đây |
- Kiểm tra ốc, dầu nhớt, hộp số và các cầu hoặc bánh răng của máy trộn
- Cấp vật liệu đúng quy trình: nước, cát, xi măng, đá để tránh hiện tượng kẹt làm gãy cánh trộn.
Đặc biệt, với bồn trộn bê tông để tăng hiểu quả đảo trộn, nên cho phối liệu đã được trộn sẵn ở bên ngoài vào thùng trộn.
- Với máy trộn cưỡng bức trục đứng không cấp vật liệu quá đầu lốc phần trục trộn để tránh gây hỏng vòng bi.
- Phải vệ sinh máy sau khi sử dụng. Bảo dưỡng, bảo trì định kỳ cho máy.
Lạc Hồng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối máy trộn bê tông tại Việt Nam, chúng tôi đảm bảo cung cấp máy trộn bê tông với chất lượng tốt nhất, giá cạnh tranh nhất.