Trạm trộn bê tông có những loại nào? – 2 trạm trộn hot nhất năm nay

Với nhu cầu ngày này, các loại trạm trộn trở nên đa dạng hơn để đáp ứng yêu cầu từng quy mô cũng như mục đích sử dụng cho từng dự án. Vậy trạm trộn bê tông có những loại nào và ưu điểm của từng loại hình đó ra sao. Ở bài viết bên dưới, cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

1. Trạm trộn bê tông 2 trục ngang

Nằm trong bộ sưu tập về trạm trộn bê tông có những loại nào? Trạm trộn bê tông 2 trục ngang là cái tên đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến. Trạm trộn sử dụng máy trộn có 2 trục ngang song song và chúng được gắn vào cánh trộn để khuấy đều vật liệu: Cát, xi măng,…. tạo thành hỗn hợp đồng nhất. 

1.1. Cấu tạo cơ bản:

  • Thùng trộn: Hình trụ, nằm ngang.
  • Trục trộn: Hai trục nằm ngang, quay ngược chiều nhau, có các cánh trộn gắn chặt.
  • Hệ thống cấp liệu: Băng tải, phễu, van điều khiển để cấp các nguyên liệu vào thùng trộn.
  • Hệ thống cấp nước: Bơm nước, ống dẫn, van điều khiển.
  • Động cơ: Cung cấp năng lượng cho trục trộn và các thiết bị khác.
  • Hệ thống điện điều khiển: Điều khiển quá trình trộn

1.2. Đặc điểm

  • Dung tích đa dạng: Trạm trộn bê tông 2 trục có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất bê tông với dung tích từ 25 cho đến 75m3/h. Vì thế, chúng phù hợp với những công trình vừa và lớn.
  • Hiệu suất trộn cao: Thiết bị sử dụng máy trộn dòng 2 trục, cơ chế trộn cưỡng bức trục ngang, đảm bảo trộn nhanh khỏe, đồng đều thành phần bê tông.
  • Động cơ mạnh mẽ: Trạm có công suất lớn, hoạt động nhiều giờ những vấn đảm bảo được tính ổn định
  • Khả năng di chuyển linh hoạt: Trạm có thể tháo lắp và di chuyển dễ dàng để phục vụ cho các công trình ở nhiều địa điểm khác nhau.
  • Hệ thống cân đo chính xác: Trang bị bộ phận cân đo tự động để đảm bảo tính chính xác cao, đảm bảo tỷ lệ phối trộn được đạt chuẩn.
  • Chất liệu máy bền bỉ: Các chi tiết cấu thành được làm từ hợp kim cao cấp. Vì thế, chống được độ mài mòn tốt, tăng tuổi thọ và giảm được chi phí bảo hành. 

1.4. Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Trạm trộn bê tông 2 trục có thiết kế hiện đại và hệ thống công suất lớn nên chi phí đầu tư và lắp đặt khá cao.
  • Tiêu thụ năng lượng lớn: Động cơ công suất cao cần tiêu tốn nhiều điện năng trong quá trình vận hành.
  • Kích thước lớn: Mặc dù có khả năng di chuyển nhưng hệ thống vẫn chiếm không gian rộng, cần có mặt bằng đủ lớn để vận hành ổn định.

1.4. Ứng dụng: 

  • Công trình xây dựng: Phù hợp cho các công trình xây dựng lớn, đòi hỏi sản lượng bê tông lớn, chất lượng cao.
  • Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm: Trạm trộn có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất bê tông với số lượng lớn và chất lượng cao để cung cấp cho các công trình khác.
  • Công trình cần di chuyển: Nhờ tính linh hoạt cao, loại trạm này phù hợp với các công trình xây dựng tại nhiều địa điểm khác nhau.
Trạm trộn bê tông 2 trục ngang
Trạm trộn bê tông 2 trục ngang

2. Trạm trộn bê tông JZC

Loại hình trạm trộn thứ 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn là trạm trộn bê tông JZC. Cùng điểm qua một số nội dung liên quan về loại máy này nhé.

2.1. Cấu tạo cơ bản: 

  • Thùng trộn: Hình trụ hoặc hình nón cụt, có trục nghiêng.
  • Trục trộn: Một trục nghiêng, có các cánh trộn gắn chặt.
  • Hệ thống cấp liệu: Tương tự trạm trộn trục ngang.
  • Hệ thống cấp nước: Tương tự trạm trộn trục ngang.
  • Động cơ: Cung cấp năng lượng cho trục trộn.
  • Hệ thống điện điều khiển: Điều khiển quá trình trộn.

2.2. Đặc điểm:

  • Dung tích trộn: Tương tự như dung tích của trạm trộn bê tông 2 trục, trạm trộn bê tông JZC cũng có dung tích từ 25 cho tới 75 khối/giờ. Vì thế, nó đáp ứng được nhu cầu sản xuất từ công trình vừa và lớn.
  • Cơ chế trộn tự do: Lồng trộn xoay giúp các nguyên liệu như cát, đá, xi măng và nước hòa quyện đồng đều.
  • Khả năng di chuyển linh hoạt: Trạm trộn có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng tháo lắp và vận chuyển đến các công trường khác nhau.
  • Hệ thống cân tự động chính xác: Cân đo nguyên liệu được điều chỉnh tự động. Đảm bảo tỷ lệ phối trộn chuẩn xác, nâng cao chất lượng bê tông.
  • Động cơ mạnh mẽ: Hệ thống động cơ công suất cao, giúp trạm hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không gặp sự cố.
  • Chất liệu bền bỉ: Các bộ phận chính được hoàn thiện từ hợp kim chất lượng cao. Chống mài mòn và chịu tải tốt, nâng cao tuổi thọ thiết bị.

2.3. Nhược điểm:

  • Khả năng trộn không cao: Hiệu suất trộn thấp hơn so với trạm trộn trục ngang. Khả năng trộn các loại vật liệu có độ nhớt cao kém hơn.
  • Độ bền của lồng trộn phụ thuộc vào khối lượng vận hành: Nếu vận hành liên tục với cường độ quá cao. Lồng trộn dễ bị hao mòn hơn so với các hệ thống trộn cưỡng bức.

2.4. Ứng dụng

  • Công trình xây dựng: Phù hợp cho các công trình xây dựng, công trình sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Công trình có yêu cầu di chuyển nhiều: Nhờ tính di động cao, trạm trộn JZC có thể phục vụ cho các công trình ở nhiều địa điểm khác nhau mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng. Bạn có thể tham khảo qua dòng trạm trộn JZC ĐÔNG PHONG nhé.
Trạm trộn bê tông JZC
Trạm trộn bê tông JZC

3. Lưu ý khi vận hành trạm trộn bê tông

Ngoài thông tin về trạm trộn bê tông gồm những loại nào. Trong khi vận hành trạm trộn bê tông, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1. Trước khi vận hành

  • Kiểm tra tổng thể: Kiểm tra nguồn điện,  đảm bảo nguồn điện ổn định, đúng thông số kỹ thuật.. Ngoài ra, kiểm tra trục trộn, băng tải, van, ống dẫn… có hoạt động trơn tru không, có bị hư hỏng hay không. Đồng thời xem xét hệ thống cấp liệu, cấp nước hoạt động ổn định không bạn nhé.
  • Chuẩn bị nguyên liệu: Đảm bảo các nguyên liệu (xi măng, cát, đá, nước) có chất lượng tốt, tỷ lệ phối trộn đúng. Ngoài ra, cần kiểm tra độ ẩm của các nguyên liệu, đặc biệt là cát.

3.2. Trong khi vận hành

  • Tuân thủ quy trình: Thực hiện đúng quy trình vận hành đã được quy định.
  • Theo dõi quá trình trộn: Quan sát quá trình trộn để đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều
  • Kiểm tra chất lượng bê tông: Lấy mẫu bê tông để kiểm tra cường độ, độ đồng đều.
  • Vệ sinh máy móc: Vệ sinh máy móc định kỳ để đảm bảo tuổi thọ và hoạt động ổn định.
  • Bảo trì: Thực hiện bảo trì theo định kỳ để phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng.
Lưu ý khi vận hành trạm trộn bê tông
Lưu ý khi vận hành trạm trộn bê tông

Kết luận

Những thông tin trên là nội dung về trạm trộn bê tông có những loại nào. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục